Website http://daynghehieuqua.com

Thư ngỏ...

Tình hình dạy và học nghề ở Việt Nam hiện nay

Dạy nghề ở Việt Nam. Một cái nhìn tổng quan về tình hình dậy và học nghề ở Việt Nam.

Công cụ dậy nghề hiệu quả

Giới thiệu bộ công cụ dạy nghề hiệu quả, phân tích nhu cầu thị trường, khảo sát điều tra, quản lý đánh giá

Thông tin dậy nghề

Mô hình dạy nghề hiệu quả. Người lao động cần biết.

Kết nối thị trường

Thông tin nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động nói gì?

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

55% công nhân đánh giá cao công tác giáo dục pháp luật

Tại một hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật của CNVCLĐ TPHCM do LĐLĐ và Sở Tư pháp TPHCM phối hợp tổ chức. Ảnh: D.M.Đ 

LĐLĐ Hà Nội tổ chức 35 xe đưa CN về quê đón Tết Quý Tỵ

Ngày 29.11, LĐLĐ TP. Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức xe ôtô đưa CNLĐ về quê đón Tết Quý Tỵ - năm 2013.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

(Dân Việt) - Thủ tướng Chính phủ ngày 16.11 đã ký Quyết định 52/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Tiền Giang: Tăng ngày nghỉ cho người lao động

LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo các cấp CĐ trực thuộc hướng dẫn cơ sở thương lượng với người sử dụng lao động ký kết Thỏa ước lao động tập thể mới và điều chỉnh, bổ sung Thoả ước lao động tập thể còn hiệu lực.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

(Dân Việt) - Thủ tướng Chính phủ ngày 16.11 đã ký Quyết định 52/2012 về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.

Bình Định: 300 triệu đồng hỗ trợ hộ làm mộc

(Dân Việt) - Ngày 15.11, Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ ND tỉnh đã giải ngân 300 triệu đồng cho 15 hộ tham gia Dự án phát triển làng nghề mộc dân dụng ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn.

Làm thế nào để xác định “nghề phù hợp”?

(Dân Việt) - Thời gian qua, tôi liên tục nghe đài, báo nói về việc phải xác định nghề phù hợp rồi mới học để tự tạo việc làm hoặc tìm kiếm việc làm mới. Xin hỏi làm thế nào để xác định “nghề phù hợp” và nông dân được hỗ trợ chọn nghề phù hợp theo cách thức nào? (Phùng Quang Nam, Hưng Yên)

Nhiều cơ hội việc làm chờ ứng viên

Trong tuần lễ từ ngày 5 đến 12-11, Văn phòng Hỗ trợ Việc làm Báo Người Lao Động đã tiếp nhận khoảng 150 lượt ứng viên đến đăng ký tìm việc.
Ứng viên đăng ký tìm việc tại Văn phòng Hỗ trợ Việc làm Báo Người Lao Động. 
Ảnh: TRƯỜNG HOÀNG 

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Người sử dụng lao động đang tìm kiếm những kỹ năng nghề nghiệp gì?

Submitted by Christian Bodewig

Tháng trước, chúng tôi đã hỏi ý kiến bạn đọc về việc liệu lực lượng lao động Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai hay chưa, chuyển “từ lúa gạo đến rô bốt” chưa. Việc phát triển một lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng cho một nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 đã được khẳng định là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, khi mà đất nước đã gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Không có gì ngạc nhiên khi vấn đề cải cách giáo dục được đề cập đến nhiều trong các cuộc họp gần đây của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, giáo dục cũng là vấn đề đang được bàn luận sôi nổi trong dân chúng và đã được đề cập đến trong một thảo luận luận trực tuyến về phát triển nguồn nhân lực do Ngân hàng Thế giới và báo VietNamNet tổ chức cũng như được các độc giả trên blog của chúng tôi thảo luận. 

Bạn đọc của VietNamNet Nguyễn Văn Hưng đã đặt câu hỏi về vấn đề mà rất nhiều độc giả khác đang quan tâm. Đó là các tiêu chí cho một lực lượng có tay nghề cao là gì. Nói cách khác, lực lượng lao động Việt Nam cần chuẩn bị những kỹ năng nghề nghiệp nào cho hiện tại và cho thập kỷ sắp tới? Để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, theo tôi cần bắt đầu bằng việc lắng nghe xem những người sử dụng lao động nói gì.

Ngân hàng Thế giới cùng với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM), một trong đơn vị nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 350 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Khảo sát tập trung tìm hiểu ý kiến của người sử dụng lao động về các kỹ năng nghề nghiệp hiện nay lực lượng lao động của họ đang có và những kỹ năng mà họ đang tìm kiếm.

Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm

Các kết quả tìm thấy có thể không như những gì bạn nghĩ. Thứ nhất, những người sử dụng lao động nói rằng họ không cảm thấy hài lòng với chất lượng về giáo dục và tay nghề của lực lượng lao động hiện có, đặc biệt là của các kỹ sư và các kỹ thuật viên. Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang một nền kinh tế công nghiệp hóa tiên tiến: đó là các công ty sáng tạo và xuất khẩu.

Thứ hai, những người sử dụng lao động cho biết họ không chỉ tìm kiếm các kỹ năng kỹ thuật, chẳng hạn như khả năng thực hành của một thợ điện. Người sử dụng lao động cũng tìm các kỹ năng mà giới chuyên môn gọi là “nhận thức” và “xã hội”, hoặc “hành vi”. Ví dụ, bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc, tư duy phê phán là kỹ năng cần có nhất đối với giới công chức, văn phòng và quản lý, tiếp theo đó là các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp. Các kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề là các kỹ năng quan trọng đối với giới công nhân. Những kết quả khảo sát này phù hợp với ý kiến của rất nhiều độc giả, như độc giả Barbara Shaw Miller đã bình luận trong bài blog trước rằng cần thiết phải thúc đẩy tư duy phản biện.

Điều này có ý nghĩa gì đối với cải cách giáo dục?

Các kết quả điều tra giúp chúng ta hiểu được ba vấn đề quan trọng. Thứ nhất, chiến lược phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Việt Nam cần không chỉ nhìn vào lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề và giáo dục đại học. Các kỹ năng tư duy phê phán hoặc làm việc theo nhóm thường được học từ sớm hơn nhiều - ở các bậc mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Đúng là các trường kỹ thuật, dạy nghề và các trường đại học cần trang bị cho các kỹ thuật viên và kỹ sư tương lai các kỹ năng lý thuyết và thực hành cần thiết cho công việc của họ - và các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam vẫn có thể làm tốt hơn nữa điều này. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ. Những gì mà lớp trẻ học được, hoặc chưa học được ở bậc giáo dục phổ thông cũng quan trọng đối với những người sử dụng lao động.

Thứ hai, những người sử dụng lao động đangđưa ra một thông điệp dành cho các giáo viên và các cán bộ quản lý ở bậc tiểu học và trung học cơ sở: Các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và giao tiếp không phải là các kỹ năng có thể thu nhận được bằng cách học thuộc lòng - giáo viên giảng bài, học sinh chép bài – một thực tế ở rất nhiều trường học của Việt Nam. Nếu hệ thống giáo dục của Việt Nam muốn đem đến những kỹ năng nghề nghiệp mà những người sử dụng lao động mong muốn, phương pháp giảng dạy sẽ cần phải thay đổi.

Thứ ba, quan điểm của những người sử dụng lao động Việt Nam rất giống với quan điểm của những người sử dụng lao động ở các nước có nền kinh tế thu nhập cao hoặc trung bình cao. Nếu chúng ta hỏi những người sử dụng lao động tại Anh và Đức, họ sẽ nói rằng các kỹ năng tư duy phê phán và giao tiếp là các kỹ năng thường được đòi hỏi nhưng lại hay thiếu ở người lao động. Điều này có nghĩa là, bằng cách định hướng lại hệ thống giáo dục để tập trung nhiều hơn vào giảng dạy các loại kỹ năng này, Việt Nam sẽ được chuẩn bị được cho bị những kỹ năng nghề nghiệp không bao giờ bị lỗi thời.

Bạn đọc của VietNamNet M Đồng hỏi rằng Việt Nam cần áp dụng chiến lược nào cho phát triển kỹ năng nghề nghiệp để chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa? Câu hỏi này thừa nhận một thực tế là ở Việt Nam hiện nay vẫn có một phần lớn lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, nguồn lao động dồi dào và tương đối rẻ của Việt Nam vẫn còn là một lợi thế so sánh trong sản xuất.

Vậy đây chính là thời điểm phù hợp để tập trung vào các kỹ năng nghề nghiệp cho một nền kinh tế công nghiệp hóa? Đúng vậy. Nền kinh tế của Việt Nam, của các nước láng giềng và của các đối thủ cạnh tranh đang thay đổi nhanh chóng. Đã có các ý kiến cho rằng Trung Quốc đang mất dần vị thế là quốc gia chuyên sản xuất các sản phẩm chi phí thấp cho toàn cầu. Mức lương tăng ở các quốc gia Đông Nam Á là một dấu hiệu cho thấy các việc làm chi phí thấp, tay nghề thấp sẽ mất đi nhanh chóng hơn so với việc xây dựng một lực lượng lao động được giáo dục và đào tạo phù hợp cho các việc làm kỹ thuật cao. Như độc giả Phasina trên blog của chúng tôi chia sẻ, nếu Việt Nam muốn đi trước đón đầu thì đây là thời điểm phù hợp để bắt đầu hành động.

Nên bắt đầu từ đâu?

Rất nhiều bạn đọc hỏi rằng vậy cần bắt đầu từ đâu để cải thiện kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động? Cải cách giáo dục cần tập trung vào các mục tiêu nào? Cải cách giáo dục thường khó đạt được thành công nếu nó đến từ chỉ thị của các quan chức chính phủ. Kinh nghiệm từ khắp nơi trên thế giới cho thấy rằng các cải cách giáo dục cơ bản cần thiết để chuẩn bị lực lượng lao động Việt Nam cho tương lai đòi hỏi một cuộc thảo luận mở trong xã hội, có sự tham gia của các doanh nghiệp, các trường phổ thông và các trường đại học, cha mẹ và học sinh, các cơ quan có thẩm quyền các cấp. Thảo luận này cần được bắt đầu với diễn đàn dành cho những người sử dụng lao động để truyền đạt về những gì họ đang tìm kiếm và để đảm bảo tất cả mọi người đều nhận được thông điệp này: Tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm là các kỹ năng cần thiết cho tương lai. 
Nguồn: http://blogs.worldbank.org

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số học nghề

(Dân Việt) - Theo dự thảo quyết định của Thủ tướng, đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số có dân số dưới 1 vạn người được hưởng mức học bổng chính sách bằng 100% tiền lương tối thiểu chung.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Tập huấn kỹ năng tư vấn học nghề

(Dân Việt) - Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội ND tỉnh) vừa tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho 510 lao động nông thôn các huyện Châu Đức, Tân Thành, Xuyên Mộc, Đất Đỏ, Long Điền và TP. Bà Rịa.

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Dạy nghề để giữ nghề

(Dân Việt) - Nghề may ở xã Mỹ Thắng (huyện Mỹ Lộc, Nam Định) đang thu hút hơn 80% số lao động địa phương, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân nơi đây.

Long An: Quy hoạch 15 làng và cụm làng nghề

(Dân Việt) - Theo quy hoạch đến năm 2020, tỉnh Long An chuyển 31.000ha đất sản xuất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, dự kiến có khoảng 620.000 lao động mất việc làm.

Tuyên Quang: Khai giảng lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp

(Dân Việt) - Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ việc làm ND Hội ND tỉnh vừa khai giảng 2 lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho 70 ND xã Kim Phú và Hoàng Khai, huyện Yên Sơn.

NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ?

Việc bồi thường chi phí đào tạo khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định tại khoản 3 điều 41 Bộ luật Lao động sửa đổi.

Tìm kiếm