Website http://daynghehieuqua.com

Thư ngỏ...

Tình hình dạy và học nghề ở Việt Nam hiện nay

Dạy nghề ở Việt Nam. Một cái nhìn tổng quan về tình hình dậy và học nghề ở Việt Nam.

Công cụ dậy nghề hiệu quả

Giới thiệu bộ công cụ dạy nghề hiệu quả, phân tích nhu cầu thị trường, khảo sát điều tra, quản lý đánh giá

Thông tin dậy nghề

Mô hình dạy nghề hiệu quả. Người lao động cần biết.

Kết nối thị trường

Thông tin nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động nói gì?

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Vĩnh Long: Hơn 4.700 lao động nông thôn được đào tạo nghề

(Chinhphu.vn) - Tỉnh Vĩnh Long phấn đấu từ nay đến hết năm 2012 đào tạo nghề cho trên 4.700 lao động nông thôn nhằm đạt 100% kế hoạch đào tạo nghề cho 13.500 lao động nông thôn theo chỉ tiêu Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012 của tỉnh. 




Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại HN: Chất cần hơn lượng

(HNM) - Ngày 28-8, UBND TP Hà Nội tổ chức sơ kết hai năm thực hiện Quyết định 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa an sinh xã hội mà còn là tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hà Nội: Năm 2012, phấn đấu tạo thêm 8.000 việc làm cho người lao động nông thôn

(HNM) - Trong tháng 5 UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 76/KH-UBND về công tác khuyến công trong năm 2012 với các mục tiêu cụ thể như: Cấy nghề tiểu thủ công nghiệp cho 50 làng chưa có nghề; mở rộng và phát triển 35 làng đã có nghề; tạo thêm khoảng 8.000 việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn.

Việc làm cho lao động nghèo ở Yên Bái

YBĐT - Dạy nghề, tạo việc làm trong nước và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đây là giải pháp quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm nhằm xoá đói giảm nghèo cho thanh niên từ thành thị đến nông thôn.
Phụ nữ Dao xã Phan Thanh (Lục Yên) học nghề mây tre đan. (Ảnh: Minh Tuấn)

Lao động nghèo học tiếng Hàn: Được hỗ trợ học phí, tiền ăn

 TT - Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) cho biết Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã chỉ đạo OWC cùng các cơ sở đào tạo được chỉ định mở các lớp bổ túc và ôn tập tiếng Hàn cho người lao động 62 huyện nghèo, trước khi tham dự kỳ kiểm tra tiếng Hàn trong ngành nông nghiệp năm 2012.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Làm gì để tự bảo vệ quyền lợi?

Ngày Quốc hội thông qua Luật Công đoàn sửa đổi - 20.6.2012), Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng cho rằng, phải cấp bách đưa luật đến từng đoàn viên, “hiểu luật để tự bảo vệ quyền lợi của mình, cũng chính là góp phần xây dựng quan hệ hài hòa ổn định, tiến bộ”.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Khu công nghiệp Giao Long chỉ ưu ái lao động nữ

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp ở KCN Giao Long (huyện Châu Thành) thông báo tuyển dụng hàng nghìn công nhân nhưng chỉ tuyển lao động nữ.

Nhiều sai phạm ở trung tâm giới thiệu việc làm

Theo kết luận của Thanh tra Nhà nước tỉnh Bến Tre, gần đây, Trung tâm Giới thiệu việc làm Bến Tre (GTVLBT), thuộc Sở LĐTBXH tỉnh đã chi sai phạm với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.

Phục vụ 8.832 chỗ ở cho người lao động

Khu nhà ở công nhân xã Kim Chung (Đông Anh, HN): 
Theo ông Bùi Minh Tuấn, Giám đốc Xí nghiệp quản lý và phát triển nhà ở xã hội, dự án thí điểm xây dựng nhà ở phục vụ CN ở thuê tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) có tổng diện tích sử dụng đất là 20ha. 

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Đến 2015, dạy nghề và tạo việc làm cho 250.000 người khuyết tật

Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu giai đoạn 2012 - 2015, 250.000 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp






TPHCM: 600 tỉ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

 
 
TPHCM sẽ dành khoảng 600 tỉ đồng cho việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại 5 huyện gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ; huyện Nhà Bè được chọn làm điểm.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

Sử dụng thẻ học nghề hiệu quả hơn


QĐND - Thẻ học nghề là “món quà” nhiều ý nghĩa của Đảng, Nhà nước và Quân đội “tặng” cho quân nhân trước khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Nhờ có tấm thẻ học nghề mà những năm qua hàng nghìn quân nhân sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự đã trở thành những người lao động có kỹ thuật, tay nghề, có nghề nghiệp, việc làm để sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho xã hội. Nhiều người trong số đó đã trở thành người lao động sản xuất giỏi trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hoặc được tuyển chọn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài với thu nhập cao. 

Coi trọng an toàn cho công nhân

Vừa là chủ nhiệm chính trị, vừa là Chủ tịch CĐ Cty TNHH một thành viên cơ điện và vật liệu nổ 31 - Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Phổ Yên, Thái Nguyên), trung tá Hoàng Quốc Quang rất coi trọng việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho NLĐ chấp hành quy trình, quy phạm trong LĐSX.

Mục tiêu là khai thác nguồn lực trong nước


Ngày 16.8, tại Hà Nội, Tổng LĐLĐVN tổ chức tổng kết phong trào “Thi đua lao động sáng tạo” (LĐST) trong CNVCLĐ giai đoạn 2007-2012. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Mai Đức Chính đã dự và chỉ đạo lễ tổng kết.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Trung tâm việc làm Thanh niên Hà Nội


Trung tâm việc làm Thanh niên Hà Nội
Trung tâm việc làm Thanh niên Hà Nội

Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội


Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội

Trung tâm giới thiệu việc là  

Trung tâm dậy nghề Nhân Đạo: 25/48 Linh Quang - Văn Chương - Đống Đa - Hà Nội

Sau chiến tranh đất nước Việt Nam còn nghèo, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật, mồ côi, cơ nhỡ, từ các tỉnh tìm về Hà Nội kiếm sống bằng đánh giầy, bán báo, nhặt phế thải. Ban đêm các em ngủ ở bến tàu, bến xe, vườn hoa, vỉa hè. Các em luôn phải đối mặt với cái đói, cái rét và tệ nạn xã hội. Các em muốn được học nghề, được làm việc, để có cuộc sống tốt hơn, đó là vấn đề bức xúc của xã hội.

Đến năm 2015 sẽ có hơn 1.400 cơ sở dạy nghề


Theo thống kê của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH), hiện cả nước có trên 1.180 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Dự kiến đến năm 2015 số lượng cơ sở dạy nghề sẽ tăng lên 1.410 và đến năm 2020 sẽ đạt con số 1.590.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi chính đáng, người lao động mất việc


Khi mâu thuẫn trở nên căng thẳng, biện pháp cuối cùng mà chủ sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) bất đắc dĩ phải lựa chọn là kiện nhau ra Tòa án. Tuy nhiên, nếu thua kiện, không có bất cứ chủ sử dụng lao động nào muốn nhận NLĐ trở lại làm việc vì họ cho rằng, chỉ riêng việc NLĐ kiện mình tới Tòa án đã giống như “bát nước đầy đổ đi”.

Thị trường thiết bị bảo hộ lao động: Mập mờ nguồn gốc, chất lượng


(Dân Việt) - Hiện nay, thị trường bày bán tràn lan các thiết bị bảo hộ lao động trong nhiều lĩnh vực nhưng không được kiểm định khiến người lao động có nguy cơ “tiền mất, tật mang”.

Bữa ăn của công nhân nghèo dinh dưỡng, thừa hóa chất


Khẩu phần ăn mỗi ngày của công nhân phía Bắc chỉ đáp ứng 90% nhu cầu dinh dưỡng lao động nam, 70% năng lượng nữ. Chất lượng bữa ăn thấp, đến 72% là bột đường mà nghèo đạm, béo, thừa hóa chất bảo quản.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Những ngành học dễ kiếm việc trong những năm tới


Ngày càng nhiều trường đào tạo ngành kinh tế, thí sinh cũng đổ xô vào nhóm ngành này. Đây sẽ là nguyên nhân gây ra khủng hoảng thiếu thừa llao động giữa các ngành nghề trong vài năm tới.

Chuẩn bị gì khi bạn bắt đầu đi tìm việc?


Với những người mới bắt đầu tìm việc, hãy mở rộng hơn nữa những lựa chọn của mình. Đừng giới hạn bản thân vào một vài công ty mà bạn từng mơ ước

Bảo hiểm việc làm: Liệu có chồng chéo?


KTĐT - Bộ LĐTB&XH và Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đang lấy ý kiến hoàn thiện dự án Luật Việc làm. Trong đó, vấn đề được nhiều người quan tâm chính là điểm mới gắn chặt với quyền lợi của lao động - “bảo hiểm việc làm”.

5 điều các nhà tuyển dụng đều muốn ở các ứng viên


Trong bối cảnh có quá nhiều người đang tìm kiếm việc làm mà số lượng việc làm thì quá ít nên các nhà tuyển dùng thường có xu hướng lựa chọn kỹ và đặt ra những yêu cầu cao đối với các ứng viên.
Hãy làm nổi bật bản thân bằng cách thực hiện 5 điều dưới đây.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Sumidenso Việt Nam lạm dụng lao động chưa thành niên?



“Làm thêm quá nhiều là lạm dụng lao động chưa thành niên”. Đó là khẳng định của Luật sư Nguyễn Minh Long-Trưởng văn phòng luật sư Dragon khi trao đổi với phóng viên Infonet về vấn đề này tại công ty Sumidenso Việt Nam.

Trung tâm Dạy nghề Lục Yên: Điểm tựa của lao động nông thôn


Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như con người nhưng những năm qua, Trung tâm Dạy nghề huyện Lục Yên (Yên Bái) luôn nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo, xứng đáng là địa chỉ tin cậy cho lao động nông thôn (LĐNT) trong quá trình học nghề, lập nghiệp.

Kết nối dạy nghề với tạo việc làm ở Hà Nam


Lồng ghép các chương trình dạy nghề; phối hợp với các trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn để dạy nghề và tạo việc làm tại chỗ cho người dân..., mô hình này đã và đang tạo thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động ở Hà Nam.

Dạy nghề qua kênh khuyến nông tỉnh Quảng Nam


(Dân Việt) - Đã có những khóa dạy nghề do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Nam tổ chức rất được nông dân hưởng ứng.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015 tại Vĩnh Phúc.


Theo nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND, ngày 19 tháng 12 năm 2011 của  Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh phúc: " Về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015". Quyết định….

Trung tâm đào tạo nghề nhân đạo KOTO: Nhân lên những điều kỳ diệu

Ở Việt Nam bây giờ không quá khó để tìm một trung tâm dạy nghề miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không nơi nương tựa. Nhưng để tìm một cơ sở không chỉ đào tạo nghề mà còn cung cấp cho các em nơi ăn chốn ở miễn phí,... như ở Trung tâm đào tạo nghề nhân đạo KOTO là điều không dễ dàng.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

“Đùa” với sinh kế của dân


Khi chúng tôi đề cập đến việc hàng nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp ở xã Đình Xuyên (Gia Lâm, Hà Nội) mất việc do 10 cơ sở sản xuất diêm, ván gỗ ép trên địa bàn bị đình chỉ sản xuất, ông Nguyễn Huy Việt – Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm - chỉ buông một câu: “Huyện chỉ đạo dừng sản xuất là đúng rồi, chứ không thể sử dụng đất nông nghiệp để làm nhà xưởng sản xuất, gây ô nhiễm môi trường được”.

Các cấp Công Đoàn kiến nghị xử lý 1.804 vi phạm chính sách LĐ nữ


Phát huy vai trò đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nữ đoàn viên, CNVCLĐ, các cấp Công Đoàn cả nước đã chủ động tham gia với cơ quan nhà nước, chuyên môn về xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách LĐ nữ.

“Kình ngư” khuyết tật dạy nghề miễn phí cho trẻ nghèo


24 tuổi anh Diệu mới chập chững những bước đi đầu tiên. Với nghị lực phi thường, anh đã trở thành “ông vua” bơi lội của VĐV khuyết tật cả nước. Không những thế, anh còn mở doanh nghiệp tư nhân, giúp đỡ gần 20 lao động cùng cảnh ngộ.

Giới thiệu trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội


I. Giới thiệu chung
1) Biểu trưng:


 

Hiệu quả từ việc thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng


Sau gần 2 năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến nay, đã có 111/118 xã của 12 huyện, thành phố tổ chức được các lớp nghề. Đặc biệt, việc thí điểm các mô hình dạy nghề đã phát huy hiệu quả trong việc dạy nghề gắn với nhu cầu của nông dân.

Hiệu quả từ mô hình dạy nghề tỉnh Quảng Nam


 
Dạy nghề lưu động là phương pháp được Trung tâm Dạy nghề thanh niên (TTDNTN) ứng dụng từ năm 2004 với nhiều mô hình được ứng dụng đã chứng minh hiệu quả của cách dạy nghề cho thanh niên nông thôn này.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

Bộ luật Lao động sửa đổi được nhiều người quan tâm với những quy định tiến bộ về tuổi nghỉ hưu, mức lương tối thiểu, chế độ nghỉ thai sản, tiền làm thêm giờ và số giờ làm thêm của người lao động…

Kế hoạch thực hiện Chương trình đảm bảo an sinh xã hội năm 2012


Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố Huế năm 2012
Trọng tâm là giải quyết việc làm, giảm hộ nghèo, xóa nhà tạm

Những nghề học dễ xin việc làm


Nghề sửa chữa máy may công nghiệp: Dễ học, dễ xin việc

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

TP HCM tăng cường hỗ trợ, đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp


Nhằm hỗ trợ lực lượng lao động thất nghiệp gia tăng, TP Hồ Chí Minh đã dành 650,5 tỷ đồng để cho vay ưu đãi và vay tín dụng nhỏ cho 48.117 hộ dân có con em đang là học sinh sinh viên vay phục vụ cho nhu cầu học tập; vay xuất khẩu lao động là 2,5 tỷ đồng. Để tăng cường đào tạo nghề cho người lao động, thành phố cũng đã cấp hơn 88 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị trang bị cho 4 trường nghề.

TP.HCM tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn


Theo Chi cục phát triển nông thôn TP.HCM, hiện thành phố có 65 ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, rất đa dạng về qui mô và lĩnh vực, như: ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thuỷ sản (bánh tráng, bún tươi, giò chả, nem…); sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trồng hoa kiểng, nuôi cá cảnh…

Thiếu trầm trọng lao động có kỹ năng


Đây là kết quả khảo sát được Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) và Manpower Group (Tập đoàn đa quốc gia cung ứng dịch vụ nhân lực) công bố ngày 8.11.2011 tại Hà Nội.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

VĂN BẢN MỚI VỀ TÍN DỤNG CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HỌC NGHỀ (22/12/2011)


Ngày 13 tháng 12 năm 2011, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM đã có Công văn số 13002/LĐTBXH-DN thông báo những văn bản mới của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam liên quan đến cho vay học nghề lao động nông thôn.

Luật Dạy nghề nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lao động giỏi sẽ được cấp chứng chỉ nghề Quốc gia


Bộ LĐ-TB&XH ban hành thông tư quy định về tổ chức và quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Hỗ trợ người lao động bị mất việc làm


Học trường nghề dễ dàng có việc làm


Tỷ lệ rất cao học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tại các trường nghề. TP Hà Nội đang tích cực phát triển mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp.

Phải đảm bảo dạy nghề hiệu quả


Trao đổi với ông Phạm Hùng – phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT) về việc triển khai dạy nghề nông nghiệp.

Một trường dạy nghề hiệu quả của quân đội


Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những giải pháp điển hình là cấp thẻ học nghề cho bộ đội xuất ngũ và đầu tư xây dựng các trường dậy nghề đạt tiêu chuẩn… Những động thái đó đã tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động lựa chọn ngành học. Thế nhưng….

Tìm việc làm ở những nơi đáng tin cậy (Thành phố Hồ Chí Minh)


TP.HCM là một trong những nơi có lượng lao động lớn nhất nước. Lao động nhiều nơi vì thế cũng dồn về đây tìm việc rất đông, từ nhân lực cấp cao đến lao động phổ thông.

Tìm việc làm cho 3.000 người (Thành phố Hồ Chí Minh)



Dự kiến có 3.000 người lao động được hỗ trợ tìm việc làm qua đợt cao điểm “Việc làm hè 2012” do Trung tâm Hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên (YES Center, thuộc Thành đoàn TP.HCM) tổ chức từ ngày 9-7 đến 15-8.

Phát triển các mô hình điểm về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Lạng Sơn)


Thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện hiệu quả. Trong đó không thể không nói đến việc phát triển các mô hình điểm về đào tạo nghề cho LĐNT.
Hoạt động sản xuất máy bơm nước tại Công ty TNHH Bảo Long
                                 Ảnh: Ngọc Hiếu

Từ việc xây dựng mô hình điểm…

 Xác định việc xây dựng mô hình điểm nhằm tập trung chỉ đạo, đầu tư có hệ thống và quy mô tại một đơn vị, sau đó tổng kết đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình. Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 tỉnh đã chỉ đạo huyện Chi Lăng là huyện điểm thực hiện đề án tổ chức đào tạo, đánh giá, tổng kết tính hiệu quả và khả năng nhân rộng 2 mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, do Sở LĐTB&XH phối hợp với Viện nghiên cứu Khoa học dạy nghề thuộc Tổng cục dạy nghề khảo sát lựa chọn. 

 Bà Phạm Thị Quế, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện chia sẻ: Chi Lăng rất vinh dự được tỉnh chọn làm huyện điểm để chỉ đạo thực hiện đề án. Do đó, nói về thuận lợi thì được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên. Hiện nay, Trung tâm dạy nghề (TTDN) của huyện đã tổ chức khai giảng được 2 lớp gồm 70 học viên tại xã Chi Lăng, trong đó 1 lớp dạy kỹ thuật nuôi lợn nái và 1 lớp kỹ thuật trồng cây na dai, chủ yếu do giáo viên của Viện nghiên cứu rau quả Trung ương giảng dạy, đến nay lớp học đang thực hiện với thời gian đào tạo 6 tháng. Ngoài ra tỉnh còn chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT. Mô hình dạy nghề phi nông nghiệp được lựa chọn là mô hình dạy nghề chế biến gỗ tại huyện Hữu Lũng, hiện nay TTDN huyện Hữu Lũng đang tiến hành tuyển sinh và chuẩn bị tổ chức khai giảng lớp học. Ông Trần Quốc Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện khẳng định: Mô hình này rất phù hợp với tiềm năng lâm sản của địa phương. Hiện nay lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương đều rất ủng hộ và chỉ đạo TTDN của huyện thực hiện tuyên truyền về dạy nghề cho đối tượng LĐNT và tổ chức tuyển sinh lớp đào tạo theo yêu cầu của Sở LĐTB&XH. Nếu thực hiện theo đúng tiến độ thì mô hình này sẽ rất thành công. Ngoài ra, huyện chúng tôi còn thực hiện thí điểm mô hình trồng khoai tây tại 2 xã trên địa bàn huyện, qua thu hoạch cho kết quả đạt 96 triệu đồng/ha.

…Đến nhân rộng các mô hình điểm đào tạo nghề cho LĐNT

    Hiện nay, mặc dù các mô hình điểm về đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh ta vẫn đang triển khai thực hiện, chưa có kết quả cụ thể cũng như đánh giá tổng kết hiệu quả từng mô hình, song trên thực tế nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân địa phương và các TTDN trong tỉnh. Tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 vừa qua, rất nhiều huyện đã bày tỏ ý kiến đồng tình việc thí điểm mô hình đào tạo nghề cho LĐNT, đồng thời đề nghị, các huyện được xây dựng mô hình điểm và huyện đã có hoạt động dạy nghề cho LĐNT nhiều năm chia sẻ kinh nghiệm cũng như có sự phối hợp trao đổi giáo viên dạy nghề cho các TTDN mới thành lập. Theo số liệu tổng hợp của Sở LĐTB&XH, hiện nay toàn tỉnh có 10/11 TTDN cấp huyện, trong đó có 4 TTDN đã có trụ sở và đi vào hoạt động, 6 TTDN đang thực hiện công tác xây dựng cơ bản và mua sắm thiết bị hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 1 trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề và 4 TTDN của các tổ chức khác. Tất cả 16 đơn vị dạy nghề trên đều tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Bà Trương Thị Hợp, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH – cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 tỉnh cho biết: Năm 2010, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo nghề cho 10.244 LĐNT, các học viên được cấp giấy chứng nhận học nghề theo quy định, trong số này sau khi học nghề trên 70% học viên có việc làm… Và theo đánh giá của ngành chức năng, đội ngũ lao động sau đào tạo bước đầu đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian của LĐNT lên 82%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4%.     

Quang cảnh hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020

Có thể nhận thấy rằng, trong những năm qua, tại tỉnh ta, số LĐNT được học nghề với thời gian đào tạo dưới 3 tháng hoặc trên 3 tháng cho thấy hiệu quả tích cực. Phần lớn người học sau khi tốt nghiệp đã tự tổ chức được quá trình sản xuất, áp dụng có hiệu quả những tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng LĐNT của tỉnh. Đến nay, khi thực hiện Quyết định 1956, với sự đầu tư xây dựng mô hình điểm về đào tạo nghề cho LĐNT, tin tưởng rằng các mô hình trên sẽ cho kết quả vượt trội, thực sự trở thành mô hình điểm để các huyện trong tỉnh học tập.

Theo baolangson.com.vn



Hà Nội: 21.500 Lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề


Giai đoạn 2011-2015, TP.Hà Nội đặt mục tiêu đào tạo nghề cho 215.000 lao động nông thôn (LĐNT) và phấn đấu 70% LĐNT có việc làm sau học nghề.

Dạy nghề cho người nghèo- giải pháp giảm nghèo bền vững (Hải Phòng)


Theo đánh giá của nhiều chuyên gia lao động, nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói là do người nghèo thiếu kiến thức, tay nghề để có thể tham gia thị trường lao động, tạo việc làm, thu nhập cho chính mình. Do đó, dạy nghề là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Dạy nghề cho người nghèo ở Phú Yên


Cùng với nhiều chính sách trợ giúp cho người nghèo, chính sách dạy nghề, tạo việc làm để người nghèo ổn định thu nhập được tỉnh Phú Yên triển khai đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ, trực tiếp tác động và làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo. Trong đó, đặc biệt là Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh đã mở ra cơ hội thoát nghèo của một bộ phận người dân.

Hiệu quả từ mô hình dạy nghề cho nông dân ở Quảng Điền - Thừa Thiên Huế


Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) vốn là huyện thuần nông. Từ khi được chọn làm điểm thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng chục làng nghề truyền thống ở nơi đây được vực dậy; không chỉ giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân mà còn hướng tới sản xuất lớn.

Những kỹ năng mềm cần thiết cho người lao động Việt Nam


Muốn tìm được một công việc như ý và thành công trong sự nghiệp bạn hãy làm quen và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân.

Tìm kiếm