Thực
hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020”, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện hiệu
quả. Trong đó không thể không nói đến việc phát triển các mô hình điểm về đào
tạo nghề cho LĐNT.
Từ
việc xây dựng mô hình điểm…
Xác
định việc xây dựng mô hình điểm nhằm tập trung chỉ đạo, đầu tư có hệ thống và
quy mô tại một đơn vị, sau đó tổng kết đánh giá hiệu quả và nhân rộng mô hình.
Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 tỉnh đã chỉ đạo huyện Chi Lăng là huyện
điểm thực hiện đề án tổ chức đào tạo, đánh giá, tổng kết tính hiệu quả và khả
năng nhân rộng 2 mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT, do Sở LĐTB&XH
phối hợp với Viện nghiên cứu Khoa học dạy nghề thuộc Tổng cục dạy nghề khảo sát
lựa chọn.
Bà
Phạm Thị Quế, Phó Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện
Quyết định 1956 của huyện chia sẻ: Chi Lăng rất vinh dự được tỉnh chọn làm
huyện điểm để chỉ đạo thực hiện đề án. Do đó, nói về thuận lợi thì được đầu tư
nhiều về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên. Hiện nay, Trung tâm dạy
nghề (TTDN) của huyện đã tổ chức khai giảng được 2 lớp gồm 70 học viên tại xã
Chi Lăng, trong đó 1 lớp dạy kỹ thuật nuôi lợn nái và 1 lớp kỹ thuật trồng cây
na dai, chủ yếu do giáo viên của Viện nghiên cứu rau quả Trung ương giảng dạy,
đến nay lớp học đang thực hiện với thời gian đào tạo 6 tháng. Ngoài ra tỉnh còn
chú trọng đào tạo nghề phi nông nghiệp cho LĐNT. Mô hình dạy nghề phi nông
nghiệp được lựa chọn là mô hình dạy nghề chế biến gỗ tại huyện Hữu Lũng, hiện
nay TTDN huyện Hữu Lũng đang tiến hành tuyển sinh và chuẩn bị tổ chức khai
giảng lớp học. Ông Trần Quốc Phong, Phó Chủ tịch UBND huyện Hữu Lũng, Trưởng
ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của huyện khẳng định: Mô hình này rất phù
hợp với tiềm năng lâm sản của địa phương. Hiện nay lãnh đạo cấp ủy, chính quyền
địa phương đều rất ủng hộ và chỉ đạo TTDN của huyện thực hiện tuyên truyền về
dạy nghề cho đối tượng LĐNT và tổ chức tuyển sinh lớp đào tạo theo yêu cầu của
Sở LĐTB&XH. Nếu thực hiện theo đúng tiến độ thì mô hình này sẽ rất thành
công. Ngoài ra, huyện chúng tôi còn thực hiện thí điểm mô hình trồng khoai tây
tại 2 xã trên địa bàn huyện, qua thu hoạch cho kết quả đạt 96 triệu đồng/ha.
…Đến
nhân rộng các mô hình điểm đào tạo nghề cho LĐNT
Hiện nay, mặc dù các mô hình điểm về
đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn tỉnh ta vẫn đang triển khai thực hiện, chưa
có kết quả cụ thể cũng như đánh giá tổng kết hiệu quả từng mô hình, song trên
thực tế nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân địa phương và các TTDN trong
tỉnh. Tại hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 vừa qua, rất
nhiều huyện đã bày tỏ ý kiến đồng tình việc thí điểm mô hình đào tạo nghề cho
LĐNT, đồng thời đề nghị, các huyện được xây dựng mô hình điểm và huyện đã có
hoạt động dạy nghề cho LĐNT nhiều năm chia sẻ kinh nghiệm cũng như có sự phối
hợp trao đổi giáo viên dạy nghề cho các TTDN mới thành lập. Theo số liệu tổng
hợp của Sở LĐTB&XH, hiện nay toàn tỉnh có 10/11 TTDN cấp huyện, trong đó có
4 TTDN đã có trụ sở và đi vào hoạt động, 6 TTDN đang thực hiện công tác xây
dựng cơ bản và mua sắm thiết bị hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 1
trường cao đẳng, 1 trường trung cấp nghề và 4 TTDN của các tổ chức khác. Tất cả
16 đơn vị dạy nghề trên đều tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Bà Trương Thị Hợp,
Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH – cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện
Quyết định 1956 tỉnh cho biết: Năm 2010, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh
đã đào tạo nghề cho 10.244 LĐNT, các học viên được cấp giấy chứng nhận học nghề
theo quy định, trong số này sau khi học nghề trên 70% học viên có việc làm… Và
theo đánh giá của ngành chức năng, đội ngũ lao động sau đào tạo bước đầu đáp
ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện cho
các hộ gia đình phát triển kinh tế vươn lên làm giàu, góp phần đẩy nhanh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, tăng tỷ lệ sử dụng thời
gian của LĐNT lên 82%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới
4%.
Có
thể nhận thấy rằng, trong những năm qua, tại tỉnh ta, số LĐNT được học nghề với
thời gian đào tạo dưới 3 tháng hoặc trên 3 tháng cho thấy hiệu quả tích cực.
Phần lớn người học sau khi tốt nghiệp đã tự tổ chức được quá trình sản xuất, áp
dụng có hiệu quả những tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động,
góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng LĐNT của tỉnh. Đến nay, khi thực
hiện Quyết định 1956, với sự đầu tư xây dựng mô hình điểm về đào tạo nghề cho
LĐNT, tin tưởng rằng các mô hình trên sẽ cho kết quả vượt trội, thực sự trở
thành mô hình điểm để các huyện trong tỉnh học tập.
Theo baolangson.com.vn