Đây là kết quả khảo sát được Viện Khoa học lao
động và xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) và Manpower Group (Tập đoàn đa quốc gia cung ứng
dịch vụ nhân lực) công bố ngày 8.11.2011 tại Hà Nội.
Cần cải thiện
kỹ năng cơ bản cho người lao động trẻ - Ảnh: M.Luân
|
Theo
các chuyên gia, sự thiếu hụt lao động (LĐ) kỹ năng sẽ ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh quốc tế của Việt Nam (VN) trong tương lai.
4/6
nhóm ngành nghề chính thiếu hụt LĐ
Các
doanh nghiệp (DN) tham gia điều tra của Manpower cho biết VN gặp phải tình
trạng "thiếu hụt lao động cao” tại 4 trong số 6 nhóm nghề chính là: lao
động giản đơn, quản lý, kỹ sư và LĐ có kỹ năng đơn giản. Bên cạnh đó còn thiếu
hụt lao động ở mức độ nhẹ tại nghề dịch vụ khách hàng và thiếu hụt mức độ trung
bình ở nhóm kỹ thuật viên.
Ngoài
ra, các doanh nghiệp ở các ngành (khai khoáng và xây dựng, chế tạo, vận tải và
thiết bị, bán buôn và bán lẻ, dịch vụ, tài chính, bảo hiểm và bất động sản)
cũng gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. 500 DN được khảo sát cho rằng có
khoảng 23% LĐ không đủ khả năng mà DN cần; 35% không có khả năng đáp ứng yêu
cầu của DN.
Đáng
chú ý cuộc điều tra đã tìm ra nhiều "điểm mù” - những nhóm kỹ năng bị bỏ
qua chỉ vì không được coi là nhu cầu cấp bách gồm: ngoại ngữ, hiểu biết cơ bản
về quản lý tài chính, khả năng sáng tạo, kỹ năng vi tính và khả năng tạo động
lực cho bản thân.
Các
kỹ năng trên đang trở nên ngày càng quan trọng để các DN tạo ra sự khác biệt và
tăng khả năng cạnh tranh. Đây là điều mà các DN VN cần điều chỉnh chiến lược
đào tạo nhân viên, nhất là ở cấp điều hành, nơi sự thiếu hụt kỹ năng khá nghiêm
trọng nhưng chưa thực sự được đánh giá đúng.
Theo
bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN, sự
thiếu hụt các kỹ năng cơ bản là một trong những trở lực chính đối với khả năng
cạnh tranh của VN trong nền kinh tế toàn cầu. Còn ông Lee Chon-kin, Chủ tịch
Phòng Thương mại Hàn Quốc tại TP.HCM cho biết tình trạng thiếu LĐ có kỹ năng
chính là một trong những nguyên nhân khiến một số công ty Hàn Quốc không thể
nâng cấp nhà xưởng máy móc tại VN. "Chúng tôi muốn đưa máy móc hiện đại
vào VN nhưng không tuyển được đủ số kỹ thuật viên để vận hành. VN cần thêm
trường đào tạo cho người lao động, kể cả những kỹ năng cơ bản nhất”, ông Lee
Chon-kin nói.
"Chúng tôi muốn đưa máy móc hiện đại
vào VN nhưng không tuyển được đủ số kỹ thuật viên để vận hành. VN cần thêm
trường đào tạo cho người lao động, kể cả những kỹ năng cơ bản nhất"
|
|
Ông Lee
Chon-kin, Chủ tịch Phòng Thương mại Hàn Quốc tại TP.HCM
|
Vẫn
có tiềm năng phát triển
Mặc
dù thiếu hụt về chất lượng nhưng chi phí nhân công thấp vẫn là lợi thế để thu
hút đầu tư. Các nhà quản lý vẫn tin tưởng VN có tiềm năng phát triển rất lớn.
7/10 DN cho biết họ vẫn coi VN là một điểm kinh doanh tốt và 3/4 số người cho
hay họ sẽ chọn kinh doanh tại đây.
Theo
PGS-TS Nguyễn Bá Ngọc, Phó viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội, năng
lực quản lý, năng lực triển khai thực hiện, năng lực sáng tạo… của lao động VN
đều yếu. Gần đây nhất, năng lực cạnh tranh quốc tế cũng đã bắt đầu tụt hạng.
Với lợi thế nhân công thấp, VN còn khoảng 5 năm để duy trì lợi thế cạnh tranh
trước các nền kinh tế mới nổi khác trên thế giới. Do đó, nhóm nghiên cứu cho
rằng VN cần tích cực hơn trong việc phát triển lực lượng LĐ, đánh giá nhu cầu
và quan trọng là điều chỉnh chiến lược để cải thiện sự thiếu hụt nghiêm trọng
hiện nay. Cụ thể, cần cải thiện kỹ năng cơ bản thường được học tập tại trường
như: kỹ năng giao tiếp, vi tính, vận hành máy móc và kỹ năng chuyên biệt khác
có thể được trang bị tại các trường dạy nghề hoặc các khóa đào tạo ngay tại nơi
làm việc.
Để
cạnh tranh thành công trong tương lai, ông Goran Hultin, Chủ tịch Caden,
Tập đoàn Manpower khuyến nghị: "Hệ thống giáo dục VN cần được cải thiện
trước tình trạng không thể trang bị cho lực lượng LĐ các kỹ năng đầy đủ và yếu
kém so với hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia trong khu vực”.
Theo Thanh Niên