Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Tóm tắt kết quả khảo sát các cơ sở nghề tại hà Nội và Bắc Ninh

Tóm tắt kết quả khảo sát các cơ sở nghề tại hà Nội và Bắc Ninh

Giới thiệu

Con số 73% người lao động thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay là những người không qua đào tạo thực sự là điều đáng lưu tâm đối với các cơ quan có chức năng đào tạo nghề cho người lao động. Chính phủ cần chú trọng hơn nữa đến chính sách đào tạo việc làm thích hợp cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn để họ có thể bắt kịp với sự biến đổi nhanh về nhu cầu lao động của nền kinh tế.

Từ cuối năm 2008 đến nay, Chính phủ đã có những giải pháp tổng thể như "Giải pháp chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội", giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng… để thúc đẩy sản xuất phát triển trở lại, tạo thêm việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các chính sách này triển khai vào thực tế thường chậm trễ do người lao động không có thông tin cộng với lý do người lao động không mặn mà với các chương này với những lý do nêu trên.

Chính vì vậy, Trung tâm giáo dục và phát triển đề xuất xây dựng dự án xây dựng bộ công cụ cho các cơ sở dạy nghề. Dự án sẽ gồm các hoạt độngđể xây dựng bộ công cụ cho các cơ sở dạy nghề giúp họ có thể thiết kế, thực hiện, và theo dõi kết quả của các chương trình dạy nghề một cách có hiệu quả. Mục tiêu của dự án này là: 

i) Chia sẻ các thông tin về các chương trình dạy nghề hiệu quả cho người nghèo; 
ii) Đúc kết kinh nghiệm và bài học cũng như có các công cụ cụ thể để thiết kế chương trình dạy nghề hiệu quả, 
iii) Các công cụ để các cơ sở dậy nghề, trung tâm dậy nghề có thể có các công cụ hữ hiệu để tìm hiểu nhu cầu, thiết kế, thực hiện và theo dõi chương trình của mình một cách hiệu quả. 

Để làm cơ sở xây dựng các công cụ này, Trung tâm đã tiến hành đánh giá nhu cầu từ một số cơ sở dạy nghề về nội dung và những công cụ họ cần nhất. Khảo sát đã được tiến hành tại Hà Nội và Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát tập trung: i) các cơ sở dạy nghề; các sở ban ngành có liên quan đến dạy nghề và phát triển kinh tế (kế hoạch và đầu tư) tại địa phương; iii) các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Nhóm nghiên cứu, nghiên cứu các tài liệu sẵn có, xem và tổng kết rất nhiều báo cáo và nội dung cua chương trình dậy nghề của chính phủ trước khi thiết kế nội dung phỏng vấn và khảo sát. Sau đó nhóm đánh giá chọn khảo sát 15 đơn vị ở Bắc Ninh và 15 đơn vị ở Hà Nội (xin xem danh sách đơn vị và cá nhân được phỏng vấn khảo sát ở phụ lục).

Kết quả khảo sát

Nhìn chung các đơn vị đào tạo đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch dạy nghề năm 2010. Các lớp dạy nghề ngắn hạn đã đi vào hoạt động có nề nếp, chất lượng dạy và học đã từng bước được nâng lên. Đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ, nhiệt tình công tác.

Theo các cơ sở nghề thì chất lượng đào tạo nghề luôn được chú trọng, quan tâm. Công tác kiểm tra được tăng cường qua các Hội thi học sinh giỏi nghề, Hội giảng giáo viên dạy nghề, Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm. Việc tăng cường công tác kiểm tra đã đưa hoạt động dạy và học của các đơn vị đi vào nề nếp và đạt hiệu quả. Tuy nhiên chưa

Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn được triển khai và thực hiện tốt, số ngành nghề và số lớp tăng hơn so với năm trước, chất lượng dạy và học đạt hiệu quả.

Khảo sát cũng cho thấy số cơ sở dạy nghề phát triển nhanh nhưng phân bổ không đều, quy mô nhỏ. Chất lượng dạy nghề chưa cao, năng lực của một bộ phận không nhỏ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề còn hạn chế, trang thiết bị thiếu, chậm đổi mới. Hầu hết các trung tâm dạy nghề chưa có giáo viên cơ hữu ở một số nghề mũi nhọn (phục vụ các ngành công nghiệp chủ yếu ở địa phương) và theo nhu cầu của thị trường lao động. Thời gian học của các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn thường bị ảnh hưởng về thời vụ, nên việc duy trì số lượng học viên và lớp học chưa tốt.

Công tác nắm bắt thị trường lao động, dự báo nhu cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức nên công tác định hướng nghề nghiệp chưa được làm tốt. Vẫn có một số lao động khó tìm được việc làm. Khoảng 85% tổng số học viên đã tìm đượcviệc làm sau khi học xong.

Hoạt động của đa số các cơ sở dạy nghề còn dựa chủ yếu vào chỉ tiêu ngân sách nhà nước, chưa chủ động đổi mới hoạt động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động. Việc gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ hay đào tạo nghề theo đơn đặt hàng còn hạn chế.

Công tác đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn tuy có được chú trọng nhưng thời gian đào ngắn, người học trình độ thấp, nên cơ hội, khả năng tìm được việc làm chưa cao. Đào tạo nghề cho người nghèo, người khuyết tật chưa được chú ý đúng mức, chưa phù hợp

Qua khảo sát thì hầu hết các cơ sở nêu một số nguyên nhân chủ yếu do: kinh phí dành cho dạy nghề còn hạn chế. Dạy nghề chưa thật gắn với tạo việc làm và chưa theo nhu cầu của thì trường. Quá trình dạy nghề ở các trường dạy nghề còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành tại xưởng và thực tập ở các doanh nghiệp. Do vậy, người lao động chưa thích nghi tốt với môi trường sản xuất thực tế.

Mỗi đối tượng học nghề có những khó khăn , thách thức nhất định, nhưng chưa suy nghĩ để tìm ra những chính sách và giải pháp phù hợp với từng đối tượng để nhanh chóng khắc phục và thu hút họ vào học nghề.

• Khảo sát cho thấy hiện nay số cơ sở dạy nghề phát triển nhanh nhưng phân bổ không đều, quy mô nhỏ.
• Chất lượng dạy nghề chưa cao, năng lực của một bộ phận không nhỏ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề còn hạn chế, trang thiết bị thiếu, chậm đổi mới. Hầu hết các trung tâm dạy nghề chưa có giáo viên cơ hữu ở một số nghề đáp ứng nhu cầu thị trường.
• Thời gian học của các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn thường bị ảnh hưởng về thời vụ, nên việc duy trì số lượng học viên và lớp học chưa tốt.
• Công tác nắm bắt thị trường lao động, dự báo nhu cầu lao động chưa được quan tâm đúng mức nên công tác định hướng nghề nghiệp chưa được làm tốt. Vẫn có một số lao động khó tìm được việc làm. Theo con số nêu ra của các cơ sở nghề khảo sát khoảng 85% tổng số học viên đã tìm được việc làm sau khi học xong. Tuy nhiên, số liệu thống kê này của các cơ sở đoang đánh giá cũng chưa có cơ hội kiểm chứng.
• Hoạt động của đa số các cơ sở dạy nghề còn dựa chủ yếu vào chỉ tiêu ngân sách nhà nước, chưa chủ động đổi mới hoạt động để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động.
• Việc gắn kết giữa các cơ sở dạy nghề với các doanh nghiệp để đào tạo theo địa chỉ hay đào tạo nghề theo đơn đặt hàng còn hạn chế.
• Công tác đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho lao động nông thôn tuy có được chú trọng nhưng thời gian đào ngắn, người học trình độ thấp, cộng với chất lượng dậy nghề chưa đảm bảo (ít thực hành hạn chế cơ hội phát triển kỹ năng) nên cơ hội, khả năng tìm được việc làm chưa cao.
• Đào tạo nghề cho người nghèo, người khuyết tật chưa được chú ý đúng mức, chưa phù hợp
• Đa số cơ sở nghề đều cho rằng kinh phí dành cho dạy nghề còn hạn chế, tuy nhiên theo đoàn đánh giá thì thực chất việc đào tạo nghề còn dàn trải, tập trung vào số lượng chưa quan tâm đến chất lượng.
• Dạy nghề chưa thật gắn với tạo việc làm. Quá trình dạy nghề ở các trường dạy nghề còn nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành tại xưởng và thực tập ở các doanh nghiệp. Do vậy, người lao động chưa thích nghi tốt với môi trường sản xuất thực tế.
• Mỗi đối tượng học nghề có những khó khăn , thách thức nhất định, nhưng chưa suy nghĩ để tìm ra những chính sách và giải pháp phù hợp với từng đối tượng để nhanh chóng khắc phục và thu hút họ vào học nghề.
• Chất lượng đào tạo nghề rõ rang chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, chưa có đánh giá nhu cầu về lao động về nghề từ các doanh nghiệp.

Hiện nay mặc dù đã có rất nhiều hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như: đào tạo nghề chính quy, đào tạo nghề cho nông dân tại các cơ sở dạy nghề... Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát, với các hình thức dạy nghề trên, người nghèo không tiếp cận được vì nhiều lý do như: người nghèo đã quá tuổi học nghề, không có điều kiện đi học xa nhà, không tham gia được khoá học vì là lao động chính trong gia đình. Do vậy doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người nghèo tại các địa phương, phân loại lao động có nhu cầu học nghề theo nhóm ngành nghề để lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với nhu cầu học nghề của người nghèo.

Được sự đồng thuận ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng sự lỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn về khoảng cách địa lý, điều kiện giao thông đi lại khó khăn trong công tác tư vấn, tuyển sinh học nghề tại các thôn bản trong xã, sáu tháng đầu năm 2010, Công ty đã thu hút được 180 lao động thuộc diện hộ nghèo đăng ký học các nghề: Sửa chữa xe máy, May công nghiệp, Cơ khí, Chăn nuôi thú y tại hai xã Hộ Đáp và Biên Sơn của huyện Lục Ngạn với tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Hiện nay các lớp dạy nghề cho người nghèo đang được doanh nghiệp tổ chức đào tạo tại địa phương nhằm giảm thiểu chi phí học nghề cho lao động nghèo, mở lớp đào tạo vào những lúc nông nhàn để người lao động nghèo được tham gia khoá học một cách đầy đủ.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người lao động sẽ được công ty tổ chức thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ nghề theo quy định. Đồng thời doanh nghiệp tiến hành tuyển chọn và giới thiệu việc làm cho các lao động học các nghề công nghiệp như: May công nghiệp, Sửa chữa xe máy, Cơ khí, Điện dân dụng vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, các cụm, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh theo hợp đồng cung ứng lao động mà công ty đã ký với các nhà tuyển dụng với mức lương khởi điểm từ 1.500.000 – 1.700.000 đồng/tháng.

Với các ngành nghề về lĩnh vực nông nghiệp như: Chăn nuôi thú y, trồng trọt, trong quá trình học tập, người lao động sẽ được doanh nghiệp trang bị những kiến thức cơ bản về hình thức sản xuất theo hướng hàng hoá, phương thức lựa chọn con giống, vật nuôi trong gia đình, phương thức chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, dê... và phương pháp điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Qua các lớp học này, người lao động có điều kiện được tiếp cận với kiến thức thâm canh, trồng trọt mới, áp dụng một cách có hiệu quả vào mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương góp phần tăng thu nhập cho gia đình và bản thân để vươn lên thoát nghèo.

Lựa chọn hình thức hỗ trợ mở các lớp đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật phù hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Doanh nghiệp tin tưởng rằng trong giai đoạn 2010 – 2015 sẽ giúp người nghèo thoát nghèo trên chính mảnh đất, thửa ruộng của quê hương mình.

Tuy nhiên, việc thu hút người nghèo tham gia các lớp đào tạo còn khó khăn, nhiều người nghèo chưa có việc làm hoặc việc làm chưa ổn định nhưng việc vận động người nghèo đi học nghề là cả một vấn đề . Nguyên nhân cốt lõi vì họ nghèo, phải kiếm sống hàng ngày. Vì vậy khi tham gia các lớp học nghề trong thời gian 03 tháng thì thời gian đó gia đình họ sống bằng nguồn thu nhập nào? Không ít người nghèo cho rằng: đi làm thuê, buôn bán nhỏ mỗi ngày kiếm 50.000 - 70.000 đồng còn hơn đi học nghề. Do vậy Doanh nghiệp nhiều khi không mở được lớp theo kế hoạch do không chiêu sinh đủ 30 học viên/1lớp theo quy định hoặc trong quá trình học, số học viên tự ý nghỉ học không lý do vì người lao động bỏ học để tiếp tục đi làm thuê, cuốc mướn... Điều này đòi hỏi các cấp các ngành và các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo, cần có sự quan tâm, tạo nhiều cơ hội hơn cho người nghèo, (đặc biệt là người cận nghèo) có nghề để tìm việc làm ổn định lâu dài, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội. Mặt khác cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút lao động nghèo vào làm việc; hoặc khai thác, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có đầu ra ổn định, truyền nghề, cấy nghề cho lao động nghèo để tổ chức tạo việc làm dưới dạng "vệ tinh ” của doanh nghiệp.

Đề xuất và khuyến nghị
Trong giai đoạn 2011-2015, chương trình giảm nghèo được xây dựng với những định hướng chính là: Gắn giảm nghèo với phát triển nông nghiệp, nông thôn; giảm nghèo với an sinh xã hội; giảm nghèo với dạy nghề và việc làm; cần hướng tới và tập trung hỗ trợ đối với các địa bàn khó khăn nhất, mà trọng tâm là Chương trình 62 huyện nghèo.

Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, người nghèo và đối tượng chính sách, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: 

Rà soát, phân tích và hoàn thiện đồng bộ, kịp thời hệ thống pháp luật về đào tạo nghề cho LĐNT. Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách, hướng dẫn triển khai thực hiện các đề án, chính sách về dạy nghề và việc làm cho lao động nông thôn, cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp; nghiên cứu xây dựng các chính sách về trợ cấp việc làm, bảo đảm an toàn việc làm; chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong xã hội. 

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề giai đoạn 2011 - 2015 với các dự án, hoạt động: đổi mới và phát triển dạy nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn; cho vay tạo việc làm từ Quỹ Quốc gia về việc làm; đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ phát triển thị trường lao động; nâng cao năng lực cán bộ, giám sát đánh giá, thông tin truyền thông. 

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Dạy nghề cho lao động nông thôn theo hướng đồng bộ, bền vững và hiệu quả, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn dạy nghề và tạo việc làm, có các chính sách thích hợp để thu hút lao động nông thôn vào làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. 

Xây dựng cộng đồng trách nhiệm giữa các bên có liên quan như Nhà nước - doanh nghiệp - cơ sở dạy nghề - người học trong tổ chức triển khai; rà soát quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, thành lập Trung tâm dạy nghề ở những huyện chưa có trung tâm; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý cả về chất lượng và số lượng. 

Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động; dự báo cung - cầu lao động trong ngắn hạn và dài hạn theo quý, 6 tháng, hằng năm phục vụ cho việc hoạch định chính sách về dạy nghề và việc làm nói chung, thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường nói riêng; nâng cao năng lực các trung tâm giới thiệu việc làm, đa dạng hoá các hoạt động giao dịch việc làm để các đối tượng lao động ở vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa có cơ hội tiếp cận thông tin thị trường lao động, từ đó tìm được việc làm phù hợp với bản thân. 

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và tạo việc làm. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và người dân về các chủ trương, chính sách, thông tin việc làm, thị trường lao động và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nghiên cứu ,ban hành các chính sách hổ trợ cần thiết sau khi người LĐNT đã được đào tạo để tạo điều kiện cho họ kiếm sống và lập nghiệp bền vững hơn.

Thu hút cao hơn, tốt hơn sự tham gia của các đoàn thể và các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Tìm kiếm