Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Thực tiễn tổ chức và thực hiện các chương trình nghề cho người nghèo tại Hà Nội và Bắc Ninh

Thực tiễn tổ chức và thực hiện các chương trình nghề cho người nghèo tại Hà Nội và Bắc Ninh:

Hiện nay mặc dù đã có rất nhiều hình thức đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như: đào tạo nghề chính quy, đào tạo nghề cho nông dân tại các cơ sở dạy nghề... Tuy nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát, với các hình thức dạy nghề trên, người nghèo không tiếp cận được vì nhiều lý do như: người nghèo đã quá tuổi học nghề, không có điều kiện đi học xa nhà, không tham gia được khoá học vì là lao động chính trong gia đình. Do vậy doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người nghèo tại các địa phương, phân loại lao động có nhu cầu học nghề theo nhóm ngành nghề để lựa chọn hình thức tổ chức đào tạo cho phù hợp với nhu cầu học nghề của người nghèo.

Xây dựng kế hoạch:
Khảo sát cho thấy hầu hết các cơ sở nghề vẫn dậy nghề và tuyển sinh theo chỉ tiêu. Hầu hết các cơ sở nghề, đều dựa theo mục tiêu và chương trình chung cua chính phủ (thường là 5 năm) và hàng năm cũng có lên kế hoạch và mục tiêu dậy nghề nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh chương trình dậy nghề của chính phủ và phụ thuộc vào kinh phí và chương trình chung. Việc tiến hành đánh giá nhu cầu (từ người sử dụng lao động và người tham gia học nghề) rất ít khi được tiến hành một cách bài bản do thiếu kinh phí và không có chủ trương chung.

Hầu hết các cơ sở dậy nghề đều có liên kết. hợp tác với các tổ chức, cơ quan chức năng, doanh nghiệp vừa & nhỏ tại cơ sở , địa phương ();

Một số cơ sở khảo sát đã thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề của học sinh các trường PT (trước khi tốt nghiệp, năm 2011).

Qua khảo sát đa số các cơ sở đều khẳng định đã thực hiện tốt việc tuyển sinh, mở lớp, xây dựng Chương trình dạy nghề, sử dụng phát huy cán bộ quản lý, chuyên môn, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để tổ chức thực hiện , giám sát, dạy nghề tại chỗ. Tuy nhiên khi hỏi về các báo cáo cụ thể, công cụ, phương tiện đánh giá thì các trường đều không có.

Hầu hết các lớp dạy nghề đều gắn với nhu cầu và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, quan tâm tới các đối tượng bị thu hồi ruộng đất canh tác, sản xuất nông nghiệp.( Ý kiến của Phó CT UBND xã An Bình; bảng tổng hợp kết quả và chất lượng đào tạo của Nhà trường). Các cơ sở nghề đa số đều không tiến hành đánh giá nhu cầu của các doanh nghiệp, hay của người học nghề.

Chương trình đào tạo được thiết kế và thực hiện theo hệ thống Module gồm kiến thức cơ bản cần thiết, kỹ thuật chuyên ngành và kinh nghiệm thực tiễn nghề tại địa phương.

Một số cơ sở nghề năng động hơn đã có thêm chuyên chuyên đề về “An toàn lao động và an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường”.

Do thời gian khảo sát thực tế của Đoàn hạn chế nên chưa được tiếp cận, trao đổi về phương pháp và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung và các giáo viên. Đây là một công cụ và tiêu chí đánh giá quan trọng đối với một cơ sở dạy nghề.

Liên quan đến chính sách đối với nông dân và học sinh học nghề theo Quyết định 1956: ngườì học chỉ được miễn học phí, cung cấp tài liệu, bút vở và vật liệu thực hành; không thấy nói đến phụ cấp ăn ở(?).

Một số cơ sở sản xuất dậy nghề theo nhu cầu của sản xuất và nhu cầu của người lao động thì hoạt động dậy nghề hiệu quả và thiết thực hơn, gắn với việc làm. Tuy nhiên quy mô của những cơ sở này khá nhỏ lẻ và cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh sản xuất của các cơ sở đó. Người lao động cũng sẽ cần học thêm nghề mới nếu mất việc làm hiện tại.

Tuyển sinh
Hầu hết các cơ sở tuyển sinh theo chỉ tiêu, theo kế hoạch đã xây dựng hàng năm và được duyệt. Cách thức tuyển sinh phổ biến là thông báo ngay tại cơ sở nghề hoặc phối hợp với các coq quan trên địa bàn để đưa thông tin tuyển sinh đến cộng đồng. Nếu đủ học sinh thì tổ chức lớp, nếu học viên chưa đủ thì có thể hoãn hoặc điều chỉnh thành khóa học khác của cơ sở nếu có nhu cầu hoặc đăng ký nhiều hơn. Nhìn chung, các cơ sở cũng khá thụ động trong việc tuyển sinh, đưa thông tin đến các nhóm đối tượng có nhu cầu.

Tiến hành đào tạo nghề:
Tại các cơ sở nghề của các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất, dạy nghề thường xuyên theo phương pháp lý thuyết kết hợp với thực hành truyền nghề, kèm nghề, cầm tay chỉ việc. Hầu hết các cơ sở nghề của nhà nước dậy nghề theo chỉ tiêu, học còn nhiều lý thuyết, thực hành không nhiều nên người học xong nghề các đơn vị sử dụng lao động vẫn phải đào tạo lại, điều này gây lãng phí lớn về nguồn lực. Các cơ sở dậy nghề nhìn chung đều có sẵn kế hoạch đào tạo, tài liệu khá đầy đủ. Sau khi kết thúc khóa học, mỗi học sinh đều nắm chắc các kiến thức cơ bản , có kiến thức, kỹ năng cuả người thợ để kinh doanh sản xuất mặt hàng của doanh nghiệp.

Theo dõi đánh giá


Hầu hết các cơ sở nghề tham gia khảo sát đều chưa có hệ thống theo dõi đánh giá chất lượng dạy nghề. Một số cơ sở sản xuất kết hợp dạy nghề thì có thể trực tiếp đánh giá chất lượng vì sau đó người lao động làm việc luôn tại cơ sở sản xuất. Mặt khác dậy nghề tại các cơ sở này cũng chủ yếu là thực hành, cầm tay chỉ việc, và truyền nghề. Một số c ơ sở, sau khi tốt nghiệp ,sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các học viên và công ty trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm cũng như hỗ trợ tư vấn trong các giai đoạn sau này

Giới thiệu việc làm
Nhiều cơ sở dạy nghề thuộc các công ty hoặc có liên kết với các công ty có sử dụng công nhân với ngành/ nghề được đào tạo thì các công ty hợp đồng sản xuất theo thời vụ với những người đã được đào tạo. Ngoài ra, các cơ sở dậy nghề của nhà nước thì vẫn thông thường chỉ có kết nối hoặc giới thiệu việc làm cho người học nghề qua các trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu và có liên hệ với đơn vị dạy nghề. Rất ít cơ sở nghề có hệ thống theo dõi hay kết nối với những người đã qua đào tạo tại các cơ sở của mình.


Thuận lợi
Hiện nay chính phủ đang rất quan tâm đến công tác dậy nghề và tạo việc làm cho người nghèo, có nhiều chương trình

Khó khăn
Tuy nhiên, việc thu hút người nghèo tham gia các lớp đào tạo còn khó khăn, nhiều người nghèo chưa có việc làm hoặc việc làm chưa ổn định nhưng việc vận động người nghèo đi học nghề là cả một vấn đề. Nguyên nhân cốt lõi vì họ nghèo, phải kiếm sống hàng ngày. Vì vậy khi tham gia các lớp học nghề trong thời gian 03 tháng thì thời gian đó gia đình họ sống bằng nguồn thu nhập nào? Không ít người nghèo cho rằng: đi làm thuê, buôn bán nhỏ mỗi ngày kiếm 50.000 - 70.000 đồng còn hơn đi học nghề. Do vậy doanh nghiệp nhiều khi không mở được lớp theo kế hoạch do không chiêu sinh đủ 30 học viên/1lớp theo quy định hoặc trong quá trình học, số học viên tự ý nghỉ học không lý do vì người lao động bỏ học để tiếp tục đi làm thuê, cuốc mướn...

Điều này đòi hỏi các cấp các ngành và các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo, cần có sự quan tâm, tạo nhiều cơ hội hơn cho người nghèo, (đặc biệt là người cận nghèo) có nghề để tìm việc làm ổn định lâu dài, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cho gia đình và xã hội. Mặt khác cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút lao động nghèo vào làm việc; hoặc khai thác, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có đầu ra ổn định, truyền nghề, cấy nghề cho lao động nghèo để tổ chức tạo việc làm dưới dạng "vệ tinh” của doanh nghiệp.

Tìm kiếm