Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Tình hình dạy nghề tại tỉnh Bắc Ninh

Tình hình dạy nghề tại tỉnh Bắc Ninh:

Từ đầu năm tới nay, tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết việc làm cho 13.200 lao động, đạt 50,7% kế hoạch năm, trong đó, ngành công nghiệp xây dựng là 8.452 lao động; ngành nông nghiệp là 960 người; dịch vụ là 2.388 và xuất khẩu lao động là 1.400 người. Giải ngân quỹ cho vay giải quyết việc làm là 6,2 tỷ đồng với 92 dự án. Tỉnh đã tổ chức tốt 25 phiên sàn giao dịch việc làm, thu hút 117 doanh nghiệp và 2.500 lao động tham gia, trong đó có 32 doanh nghiệp mới; tiếp nhận 2.874 hồ sơ đăng ký tìm việc tại các Trung tâm Giới thiệu việc làm, giới thiệu việc làm cho 2.310 lao động; tổ chức dạy tin học, ngoại ngữ cho 640 học viên; nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp cho 1.008 người và làm thủ tục giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 586 người.
Ngoài ra, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội đã trình và được UBND tỉnh phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch năm 2011. Đến nay, tỉnh đã tuyển mới và đào tạo nghề cho 10.850 học viên, trong đó, sơ cấp nghề là 10.050 học viên; dạy nghề ngắn hạn khác là 800 học viên.
Bên cạnh đó, Sở đã xây dựng kế hoạch Đào tạo nghề cho bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự giai đoạn 2011-2015; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xây dựng kế hoạch Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2011-2015; cấp phép hoạt động dạy nghề cho 6 cơ sở; thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng cho 2 đơn vị dạy nghề công lập; tổ chức kiểm tra liên ngành đối với 30 doanh nghiệp về tình hình thực hiện pháp luật lao động trong thời gian hưởng ứng Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động- Phòng chống cháy nổ; kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ tại 12 doanh nghiệp; huấn luyện vệ sinh an toàn lao động cho 9 doanh nghiệp và duyệt đăng ký thang lương, bảng lương, thỏa ước lao động, nội quy lao động theo quy định.

Thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề (CSDN)
Từ năm 2003, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2010”. (Quyết định số 84/2003/QĐ-UB ngày 17/9/2003 của UBND tỉnh Bắc Ninh)

Đến năm 2010, tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh là 49 cơ sở; đã có 11 cơ sở dạy nghề được cấp phép.

Thực hiện các chỉ tiêu về đào tạo nghề năm 2010
• Tổng số người được đào tạo nghề: 37.474 người . Trong đó:
o Cao đẳng nghề: 1.173 người
o Trung cấp nghề : 2.621 người
o Sơ cấp nghề 31.680 người
o Dạy nghề cho LĐNT 11.730 người
o Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 42% (2009) lên 45% (2010); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: 32%

Thực hiện các hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy nghề.
Năm 2010, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức được các hoạt động sau:
• Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh,
• Tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc,
• Tổ chức Hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh;
• Tham gia Hội thi tay nghề Quốc gia 2010,
• Tổ chức Hội nghị tổng kết Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm,
• Hội thi học sinh giỏi nghề cấp tỉnh, toàn quốc năm 2010
• Hướng dẫn UBND cấp huyện, thị xã, thành phố xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn ở cấp huyện.
• Trình UBND tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ;
• Trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt Điều lệ trường Trung cấp nghề .
• Chỉ đạo các CSDN xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị dạy nghề.
• Phối hợp với Sở thanh tra để thanh tra các đơn vị dạy nghề trên địa bàn.
• Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020.
• Xây dựng kế hoạch và phối hợp với Cục Thống kê tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu và xây dựng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 trình UBDN tỉnh phê duyệt; Thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đợt 1 năm 2010 với các cơ sở đào tạo nghề. Tổng số lớp đào tạo nghề cho LĐNT đã khai mạc là 56 lớp. Năm 2010 các lớp DNNT có 151 lớp. Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở kế hoạch và dự toán của các trung tâm dạy nghề. Kinh phí cần đảm bảo tối thiểu từ 600 triệu đồng đến 800 triệu đồng/1 trung tâm để các trung tâm có nguồn lực thực hiện.

Theo báo cáo của tỉnh, tổng số lao động nông thôn được học và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề năm 2010: 10.110 người. Hầu hết lao động đã được đào tạo đều có việc làm tại các khu công nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh; sản xuất , gia công, dịch vụ tại gia đình, có hiệu quả kinh tế rõ rệt và góp phần ổn định an ninh tại địa phương.

Tìm kiếm